Là một nước nông nghiệp, nhưng hàng năm thiên tai, dịch bệnh đã cướp trắng của nông dân Việt Nam khối tài sản ước tính 1,5% GDP (giá trị tương đương khoảng 10 tỉ đô la). Người dân cần một sự bảo đảm cho thành quả và công sức lao động của họ, bảo hiểm nông nghiệp chính là tia hi vọng và cứu cánh chuẩn xác nhất.

Thấu hiểu được nhu cầu cấp bách đó của nông dân, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 315/QÐ-TTg ngày 1-3-2011 về việc thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 tại  20 tỉnh. Trong đó  thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại các tỉnh Nam Ðịnh, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Ðồng Tháp.  Bảo  hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Ðồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Ðịnh, Bình Dương và Hà Nội. Bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

Là một trong hai công ty bảo hiểm được lựa chọn thực hiện thí điểm dự án Bảo hiểm Nông nghiệp, Bảo hiểm Bảo Việt mong muốn nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của Bảo hiểm Nông nghiệp, phối hợp với các cấp chính quyền, các bộ, ban ngành triển khai thí điểm trên phạm vi rộng nhằm đưa Bảo hiểm Nông nghiệp trở thành chỗ dựa vững chắc của người nông dân.

3 sản phẩm Bảo hiểm Nông nghiệp đã triển khai gồm có:
 

  • Bảo hiểm Cây lúa
  • Bảo hiểm Vật nuôi
  • Bảo hiểm Tôm/Cá

 

Liên hệ tư vấn 

 

  • Ban Bảo hiểm Nông nghiệp: (04) 3826 4638 
  • Đầu mối liên lạc: Ông Hoàng Xuân Điều - Trưởng Ban Bảo hiểm Nông nghiệp 

 

 

 

Bảo hiểm Cây lúa Bảo hiểm Vật nuôi Bảo hiểm Tôm/Cá

Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm (NĐBH) mức sụt giảm năng suất lúa gây ra bởi các rủi ro thiên tai và/hoặc sâu bệnh, bệnh/dịch bệnh trong thời hạn bảo hiểm.

Bảo hiểm bổ sung: Phạm vi bảo hiểm theo Quy tắc này được mở rộng để bảo hiểm cho chi phí gieo trồng lại trong trường hợp trên 5 ha lúa thực tế trong xã bị thiệt hại trong thời gian cấy/sạ gây ra bởi các rủi ro được bảo hiểm theo Quy tắc này. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm một lần với số tiền bồi thường bằng 5% số tiền bảo hiểm của diện tích lúa phải gieo cấy/sạ lại.

NĐBH sẽ được bồi thường trong trường hợp vật nuôi bị chết do các nguyên nhân trực tiếp gây ra bởi:
 

1.   Thiên tai

2.   Dịch bệnh

3. Tiêu hủy do dịch bệnh theo quyết định của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

 

NĐBH sẽ được bồi thường chi phí nuôi trồng Tôm/Cá theo tỷ lệ bồi thường đối với các tổn thất do các nguyên nhân trực tiếp sau:
 

1. Tôm sú, Cá tra/cá Basa bị mắc dịch bệnh do cơ quan chức năng liên quan công bố.

2. Tôm/Cá chết hàng loạt và/hoặc mất trắng do thiên tai do cơ quan chức năng liên quan công bố

Công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường trong vòng 10 ngày kể từ ngày thả con giống.

 

Những điểm khác biệt của Dự án bảo hiểm nông nghiệp đang được triển khai so với Mô hình bảo hiểm nông nghiệp trước đây:
 

-  Có sự hỗ trợ mạnh và nhất quán từ Chính phủ, các cấp, các ngành thông qua:

 

  • Cơ chế hỗ trợ phí bảo hiểm của Nhà nước. Theo đó, hộ nghèo được hỗ trợ đến 100% phí bảo hiểm, hộ cận nghèo được hỗ trợ 80%, hộ nông dân bình thường được 60% và các tổ chức sản xuất nông nghiệp được 20%.
  • Ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể từ các Bộ, ngành liên quan
  • Sự vào cuộc của Chính quyền địa phương các cấp
  • Các Công ty bảo hiểm sẵn sàng hưởng ứng triển khai
     

-  Cách tiếp cận mới:

 

  • Với cây lúa: Sử dụng phương pháp tiếp cận theo chỉ số
  • Với vật nuôi, thủy sản: Lấy đơn vị quản lý rủi ro đến cấp xã

Đối tượng bảo hiểm ứng với từng sản phẩm của Bảo hiểm Bảo Việt/ từng địa bàn


 

Sản phẩm Địa bàn triển khai (Tỉnh)
Bảo hiểm Cây lúa Bình Thuận
Đồng Tháp
Nghệ An
Thái Bình
Bảo hiểm Vật nuôi Bắc Ninh
Đồng Nai
Hà Nội
Nghệ An
Vĩnh Phúc
Bảo hiểm Tôm/Cá Bạc Liêu
Sóc Trăng

 

Thủ tục tham gia và hướng dẫn khiếu nại bồi thường bảo hiểm