Page 62 - 20210820 Baoviet Holdings - Magazine July 2021
P. 62

NGHIÊN CỨU TRAO ÐỔI
có thể được bảo hiểm được quy định hạn chế hơn tại Khoản 2 Điều 31. Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân, quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng ngoài các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 31, Bên mua bảo hiểm có thể là chủ doanh nghiệp mua cho người lao động hay người vay tiền, người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, các đối tượng là thành viên của tổ chức, hoặc cũng nên cho phép việc mua bảo hiểm cho người khác vì mục đích nhân đạo (tặng cho bảo hiểm, mua bảo hiểm cho trẻ em nghèo, mồ côi hay mua bảo hiểm cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt).
Quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm
còn nhiều bất cập đặc biệt là đối với loại hình bảo hiểm con người còn rất hạn hẹp, chẳng hạn: i) không đề cập đến các trường hợp thay đổi thời tiết gây thiệt hại tính chất thảm họa như sóng thần, động đất, núi lửa, bão, lũ lụt; chiến tranh, nội chiến, nổi loạn và các hiện tượng khách quan khác có tính chất thảm họa; ii) chỉ quy định loại trừ đối với hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm mà không phải là người được bảo hiểm. Vì vậy, cần quy định thống nhất, cụ thể và hợp lý hơn.
1.5 Quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Đối với trường hợp kê khai nhầm tuổi, Khoản 2 Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định “Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ 02 năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng”. Quy định này chưa đầy đủ, rõ ràng và không phù hợp với Bộ luật dânsựởchỗ:i)Khoản2Điều34đưarachếtàilà“hủybỏ hợp đồng” nhưng lại áp dụng hai hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau và không đúng bản chất của hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự; ii) Không phải hợp đồng bảo hiểm con người nào cũng có giá trị hoàn lại khi hợp đồng có hiệu lực 02 năm trở lên.
1.6 Quy định về chuyển nhượng HĐBH
Quy định về chuyển nhượng HĐBH hiện hành (Điều 26) còn chung chung và chưa thể hiện được việc chuyển nhượng có phải đảm bảo các yêu cầu về quan hệ giữa Người nhận chuyển nhượng (Bên mua bảo hiểm mới) với Người được bảo hiểm hay không và Bên mua bảo hiểm mới sẽ phải kế thừa quyền hạn và trách nhiệm như thế nào đối với việc cung cấp thông tin và chấp hành hợp đồng của Bên mua bảo hiểm cũ. Theo chúng tôi, trong lần sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm này cần quy định rõ điều kiện của việc chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ chuyển nhượng và hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng HĐBH trong đó có HĐBH con người.
Những quy định bất cập về HĐBH con người cần sửa đổi
2.1 Bảo hiểm tạm thời
Mặc dù chưa được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm song “bảo hiểm tạm thời” đều được các Công ty bảo hiểm áp dụng cho Người được bảo hiểm sau khi Bên mua bảo hiểm hoàn tất việc kê khai hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đóng
  1.3
Về nghĩa vụ cung cấp thông tin của Bên mua bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm hiện chỉ quy định chung chung tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 là “kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Quy định này gây lúng túng trong việc hiểu thế nào là mọi chi tiết có liên quan đến HĐBH. Trong khi đó, luật bảo hiểm của nước ngoài lại quy định rõ, ví dụ như Luật bảo hiểm Singapore quy định về giới hạn của nghĩa vụ cung cấp thông tin là những sự thật trọng yếu có ảnh hưởng đến hiệu lực của HĐBH.
Hiện tại Luật kinh doanh bảo hiểm chưa có sự phân biệt trong việc áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 19 (Đơn phương đình chỉ hợp đồng và thu phí đến thời điểm đình chỉ) và Điểm d Khoản 1 Điều 22 (Hợp đồng vô hiệu do lừa dối) nên dẫn đến cách hiểu và giải quyết khác nhau đối với cùng trường hợp Bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Để tháo gỡ vướng mắc này, ngày 13/9/2019, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành công văn 212/TANDTC-PC trong đó có nội dung giải đáp về việc khi thụ lý giải quyết tranh chấp bảo hiểm do có hành vi lừa dối, Tòa án cần lưu ý trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 19 thì Tòa án cần căn cứ tài liệu, chứng cứ, quá trình tranh tụng (trong đó chú ý thỏa thuận của các bên tại hợp đồng bảo hiểm) để xác định doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ hợp đồng là đúng thì không tuyên hợp đồng vô hiệu mà tuyên đình chỉ hợp đồng theo Điểm a Khoản 2 Điều 19.
Để bảo vệ sự lành mạnh của thị trường bảo hiểm, sự công bằng đối với bên mua bảo hiểm, trong lần sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm lần này, nên cân nhắc sửa đổi theo hướng bỏ quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 22 đồng thời bổ sung quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hợp đồng.
1.4 Quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một điều khoản đặc biệt của HĐBH. Việc quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hiện nay của Luật kinh doanh bảo hiểm
SỐ2|2021
Tạp chí tài chính - bảo hiểm
62
   














































































   60   61   62   63   64